Lệch khớp cắn và những nguy hiểm mà bạn cần biết - Nha Khoa An Trí
Nội dung bài viết
Các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp
Lệch khớp cắn là tình trạng tương quan hai hàm mất cân xứng. Hai hàm răng không cắn khít với nhau cả ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai. Có nhiều nguyên nhân khiến khớp cắn bị sai lệch. Trong đó, nguyên nhân di truyền chiếm tới 70%. Tiếp theo là do mất răng sữa sớm; các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình… Theo các Bác sĩ nha khoa, có 6 dạng sai lệch khớp cắn phổ biến, bao gồm:
Răng mọc chen chúc: Khi răng mọc dư hoặc cung hàm không có đủ không gian để cho các răng mọc lên sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc xô đẩy, chen chúc nhau.
Răng thưa: Tình trạng răng mọc không khít sát với nhau mà mọc cách nhau, tạo nên các kẽ hỡ, khoảng trống.
Răng mọc lệch: Thường thấy là hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới mọc lệch vị trí. Lúc này, 4 răng cửa của 2 hàm không thẳng hàng với nhau dẫn đến sai khớp cắn. Một số trường hợp khác như răng mọc bị chếch vào trong, chếch ra ngoài…
Răng hô vẩu: Răng hàm trên mọc chìa ra ngoài so với răng hàm dưới.
Răng móm (khớp cắn ngược): Răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
Khớp cắn hở: Khi cắn lại, răng hàm phía trong khít nhau nhưng các răng cửa hàm trên và dưới không khít mà tạo ra một khoảng hở.
Các dạng sai lệch khớp cắn
Tác hại khi bị lệch khớp cắn
Sai lệch khớp cắn là bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng:
-
Kém thẩm mỹ
Răng bị sai lệch khớp cắn dẫn đến sự mất tương quan cân đối giữa 2 hàm răng. Từ đó, khuôn miệng mất đi tính hài hòa, thẩm mỹ. Điều này dễ gây ra tâm lý tự ti, ngại cười, ngại giao tiếp. Vì vậy mà cuộc sống của những người sở hữu hàm răng này cũng kém may mắn và ít cơ hội thành công hơn người khác.
-
Giảm chức năng ăn nhai
Khớp cắn bị sai lệch sẽ gây suy giảm chức ăn nhai của hàm răng. Răng phải vận động nhiều hơn để nghiền nhuyễn thức ăn. Do đó, răng sẽ dễ bị mài mòn và gặp phải những rủi ro như vỡ, gãy.
Ngoài ra, khi các cơ hàm hoạt động quá mức, sẽ dẫn đến tình trạng loạn năng khớp thái dương hàm. Dẫn đến những cơn đau ở khớp hay xung quanh khớp thái dương hàm.
Lệch khớp cắn gây ra những hậu quả nghiêm trọng
-
Khó khăn khi phát âm
Trong một số trường hợp, răng bị sai khớp cắn trầm trọng sẽ gây ra tình trạng khó phát âm. Thậm chí người bệnh không thể phát âm một số âm hoặc bị nói ngọng.
-
Dễ bị sâu răng, viêm nướu…
Bệnh sai lệch khớp cắn sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng diễn ra khó khăn hơn. Bàn chải khó có thể chải hết mọi ngóc ngách và làm sạch thức ăn thừa. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu…
Lệch khớp cắn có điều trị được không?
Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện đại thì tất cả các vấn đề về răng miệng hoàn toàn có thể được chữa trị.
Răng bị lệch khớp cắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sức khỏe, và tâm lý của bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân phải tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Có nhiều phương pháp để điều trị sai khớp cắn. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà Khách hàng có thể lựa chọn phương pháp phù hợp như: Niềng răng hay làm răng sứ thẩm mỹ.
-
Răng sứ thẩm mỹ:
Được áp dụng trong trường hợp răng bị thưa, hô, móm, lệch lạc… ở mức độ nhẹ. Với phương pháp này, Bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng của răng và dùng mão sứ bọc lên trên, giúp khớp cắn hài hòa, cân đối.
-
Chỉnh nha – niềng răng:
Niềng răng có thể khắc phục dứt điểm tình trạng sai khớp cắn ở mọi mức độ, từ đơn giản đến phức tạp mà vẫn bảo tồn được răng thật của bạn.
Niềng răng khắc phục hiệu quả tình trạng lệch khớp cắn
Niềng răng sử dụng mắc cài hoặc khay niềng để sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm. Nhờ đó, hai hàm răng trở về vị trí tương quan chuẩn, cải thiện khả năng ăn nhai. Răng trở nên đều đẹp và thẳng tắp. Bạn có thể tự tin nở nụ cười duyên dáng, thẩm mỹ.
Không ai mong muốn mình có một hàm răng bị sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nha khoa An Trí sẽ nhanh chóng điều trị cho bạn, giúp bạn lấy lại nụ cười rạng rỡ để vươn tới tương lai và hạnh phúc.
-
Uy tín Số 1 tại TP.HCM
-
305/20 Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, HCM
-
Hotline: 0822 698 698
-
T2 - T7 8:00 - 20:00 / CN 8:00 - 12:00
-
Email: nhakhoaantri@gmail.com
-
Website: https://nhakhoaantri.com/